1900 636 815

Thứ Ba , Tháng Ba 19 2024
Home / Chưa được phân loại / Nghi thức cúng đầy tháng bé trai, bé gái 3 miền Bắc – Trung – Nam

Nghi thức cúng đầy tháng bé trai, bé gái 3 miền Bắc – Trung – Nam

Cúng đầy tháng, một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với mỗi em bé. Từ khi sinh ra cho đến lúc tròn tháng, đây là ngày lễ đầu tiên mà các em bé được trải qua. Nghi lễ cúng đầy tháng cho bé như là lời cảm ơn của bố mẹ, gia đình gửi đến các bà mụ, các đức ông, phật tổ phù hộ che chở cho những em bé ra đời được khỏe mạnh. Vậy lễ cúng đầy tháng bé trai, lễ cúng đầy tháng bé gái như thế nào? Bài viết này của chúng tôi sẽ bật mí toàn bộ về ngày lễ cúng đầy tháng cho bé, giúp cho các bậc cha mẹ có thêm những kiến thức và chuẩn bị tốt cho lễ đầy tháng của con mình.

#1. Tại sao phải cúng đầy tháng cho bé? Không cúng đầy tháng có sao không?

Theo như quan niệm dân gian cho rằng, mỗi một đứa trẻ được sinh ra là do có sự đỡ đầu của 13 bà tiên hay còn gọi là 12 bà Mụ và 1 bà Chúa. Mỗi một bà Mụ sẽ có trách nặn ra một bộ phận trên cơ thể của em bé. Bộ phận đó có đẹp hay xấu cũng là do sự khéo léo của các bà Mụ nặn ra.

Cúng đầy tháng bé trai, bé gái
Cúng đầy tháng bé trai, bé gái

Chính vì vậy, tổ chức lễ đầy tháng cho bé như là lời cảm ơn, cảm tạ đến các bà mụ đã đem đến thế giới một em bé khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cũng là để báo với ông bà, tổ tiên những người đã khuất về sự hiện diện của một thiên thần bé nhỏ mới trong nhà. Ngoài ra, tổ chức lễ đầy tháng cho bé cũng là dịp để giới thiệu em bé với những người thân, họ hàng gần xa được biết.

Câu hỏi: “Không cúng đầy tháng có sao không?” được nhiều người rất quan tâm. Đối với lễ cúng đầy tháng cho con mình, các bạn nên thực hiện. Dù đây không phải là hình thức ép buộc nhưng lại là một phong tục dân gian truyền thống theo nghi lễ phật giáo mà các bạn không nên làm trái.

12 bà Mụ đỡ đầu cho bé là những ai?

Theo dân gian của Việt Nam ta thường nhắc đến 12 bà Mụ, vậy 12 bà Mụ đó là những ai? Ngay bây giờ chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn về 12 bà Mụ.

12 bà Mụ trong truyền thuyết
12 bà Mụ chúng ta không thể quên: bà Trần Tứ Nương, bà Vạn Tứ Nương, bà Lâm Cửu Nương, và Lưu Thất Nương, bà Lâm Nhất Nương, bà Lý Đại Nương, bà Hứa Đại Nương, bà Cao Tứ Nương, bà Tăng Ngũ Nương, bà Mã Ngũ Nương, bà Trúc Ngũ Nương, bà Nguyễn Tam Nương. Mỗi một bà sẽ có những nhiệm vụ khác nhau để tạo ra một em bé: người thì coi sóc việc sinh nở, người chăm sóc việc thụ thai, người nặn và xác định giới tính cho bé, người phụ trách chăm sóc bào thai khi trong bụng mẹ, người chăm sóc lúc chuyển dạ, người coi sóc lúc khai hoa nở nhụy (hay còn gọi là hộ sản); người coi lúc mẹ và bé đang ở cữ, người chăm sóc bé lúc còn sơ sinh, người chăm ẵm bé, người trông coi bé lúc nhỏ, người chứng kiến và theo dõi lúc bé được sinh ra. Từ công việc của 12 bà Mụ có thể thấy rằng, để tạo ra được một em bé khỏe mạnh cần rất nhiều công đoạn và thời gian.

Cách tính đầy tháng cho bé như thế nào?

Lễ cúng đầy tháng rất quan trọng đối với các em bé mới sinh ra đời. Chính vì vậy, việc tính ngày cúng đầy tháng cũng cần phải tính toán thật cẩn thận. Việc tính ngày cúng đầy tháng giữa bé trai và bé gái có sự khác nhau.

Tính cúng đầy tháng cho bé trai: đối với bé trai tính bắt đầu từ ngày sinh đến đúng ngày đó của tháng sau lùi lại 1 ngày.

Tính cúng đầy tháng cho bé gái: đối với bé gái tính bắt đầu từ ngày sinh đến đúng ngày đó của tháng tiếp theo lùi thêm 2 ngày.

Lễ cúng đầy tháng nên được tổ chức vào lúc sáng sớm hoặc là vào buổi chiều tốt và xem giờ tốt cúng đầy tháng thì em bé mới được khỏe mạnh và chóng lớn.

Mâm cúng 12 bà Mụ – đầy tháng cho bé
Mâm cúng 12 bà Mụ – đầy tháng cho bé

#2. Mâm lễ cúng đầy tháng cho bé

Thông thường, lễ cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái chỉ cần làm đơn giản không cần phải cầu kỳ và phô trương. Lễ cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái cũng có những sự khác nhau.

Theo như dân gian, mỗi một em bé từ khi được hình thành đến khi lớn lên luôn có sự chăm sóc bao bọc của 12 bà Mụ, 1 bà Chúa. Do đó, đồ cúng đầy tháng phải chuẩn bị đầy đủ cho các bà. Ngoài ra còn phải chuẩn bị những lễ vật khác cho Đức Ông cùng với 3 Đức Thầy. Có một điểm lưu ý, khi chuẩn bị lễ vật, chén đũa cho bà Chúa thì phải chuẩn bị riêng một đôi đũa hoa – bà Chúa chỉ thích dùng loại đũa này.
Cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc, cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Nam, cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Trung sẽ có những điểm khác nhau. Tuy nhiên dù ở đâu thì cũng cần phải chuẩn bị những lễ vật sau:
Đối với cúng 12 bà Mụ: cần chuẩn bị 12 chiếc chén nhỏ, 12 đĩa xôi gấc, 12 chén cháo trắng nhỏ, 12 bát chè ( đối với bé trai thì phải nấu chè đậu trắng) 12 chén nước, 12 đĩa bánh hỏi, 12 cân thịt quay được chia thành 12 đĩa, một số loại bánh kẹo khác cũng chia thành 12 đĩa cùng với đó là những nén nhang và tiền âm phủ, vàng mã.

Đối với cúng Đức Ông: có rất nhiều người hỏi “cúng đầy tháng gà hay vịt?” Theo như phong tục trên mâm cúng Đức Ông thì sử dụng một con gà luộc bất kể là trống hay mái, một tô cháo lớn, một tô chè đậu trắng lớn, 3 đĩa xôi lớn (nấu xôi cúng đầy tháng nên dùng xôi gấc, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn), một miếng thịt quay, một đĩa hoa quả (phải được bày biện từ 5 loại quả với các màu sắc khác nhau – mâm ngũ quả), trầu cau, hoa (cúng đầy tháng nên mua hoa cúc, hoa cát tường…), tiền âm phủ.

Cúng đầy tháng bé gái

Cũng giống như những bé trai, các bạn cũng phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cho 12 bà Mụ, bà Chúa, Đức Ông. Có một điểm cần lưu ý, loại chè dùng để cúng đầy tháng cho bé gái là chè trôi nước chứ không được dùng chè đậu trắng. Cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Bắc, cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Nam, cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Trung là không có sự chênh lệch nhiều.

Nếu như các bạn chưa biết cách chuẩn bị đồ cúng đầy tháng, có thể sử dụng các dịch vụ đặt đồ cúng đầy tháng.

#3. Nghi thức cúng đầy tháng cho bé đơn giản

Theo như quan điểm phật giáo và dân gian, việc bày đồ cúng đầy tháng cho bé phải tuân thủ nguyên tắc “ Đông bình Tây quả”. Có nghĩa là bình hoa phải đặt về phía đông, hoa quả lễ vật cúng phải đặt ở phía Tây. Ngoài ra, lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái phải được sắp xếp thành 2 chiếc bàn. Bàn cao và lớn để cúng 12 bà Mụ, bàn nhỏ và thấp hơn sử dụng để đặt lễ vật cúng Đức Ông.

Bài cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái

Trong lễ cúng đầy tháng cho bé không thể thiếu bài văn cúng cho bé. Khi đọc bài cúng cho bé trai hay bài cúng cho bé gái thì phải nêu rõ ngày tháng theo cả ngày dương lịch và ngày âm lịch, họ tên đầy đủ của bé, kính lạy các bà Mụ các Đức Ông, lời cảm ơn…

Sau khi đọc bài văn cúng, gia đình sẽ thực hiện tiếp một nghi lễ tiếp theo là lễ “Bắt miếng”. Nghi lễ này với mong muốn cho em bé hay ăn chóng lớn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về lễ cúng đầy tháng cho cả bé trai và bé gái. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp cho các ông bố bà mẹ trẻ chuẩn bị tốt cho lễ đầy tháng cho những thiên thần bé nhỏ của mình.

0/5 (0 Reviews)

About SEO Mr.Cường

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *