1900 636 815

Thứ Ba , Tháng Mười 22 2024
Home / Bài Cúng & Văn Khấn / Bài cúng gia tiên ngày mùng 1 và ngày rằm

Bài cúng gia tiên ngày mùng 1 và ngày rằm

Phong tục cúng thần linh và cúng gia tiên chính là nét văn hóa truyền thống vô cùng tốt đẹp của người Việt chúng ta. Bởi nó thể hiện được sự tôn kinh và hiếu thảo của những thế hệ hiện tại với những vị thần cũng như các bậc ông bà, tổ tiên trước đó. Chính vì vậy, từ bao lâu nay tục cúng gia thần tổ tiên luôn được mọi gia đình coi trọng. Và để có thể hiểu hơn về lễ cúng này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết: Bài văn cúng khấn Gia Thần ở ngày mồng 1 và ngày Rằm.

Theo truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc Việt Nam, thì cứ đến ngày mồng 1 và chiều tối của ngày rằm định kỳ hằng tháng, thì mọi gia đình người Việt sẽ tiến hành nghi lễ cúng với bàn thờ gia tiên và gia thần, với mục đích cầu mong những thành viên trong gia đình luôn gặp được những may mắn, sức khỏe dồi dào và hòa thuận trong cuộc sống…

Bài cúng gia tiên ngày mùng một và ngày rằm
Bài cúng gia tiên ngày mùng một và ngày rằm

Xem thêm : Bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời

Thông thường, mân cúng trên bàn thờ Gia thần và tổ tiên vào ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng sẽ gồm những vật như: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn. Hoặc, các gia chủ cũng có thể cúng kiến những lễ vật đơn giản khác như: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Bài cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm là gì?

Người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa cụ thể như sau

  • Ngày mùng Một (ngày Sóc)  được coi là thời điểm khởi đầu cho một tháng mới, và cũng lễ lúc này chính là cầu mong sẽ gặp được những may mắn và an lành trong tương lai.

  • Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Ngoài ra, lễ cúng đối với ngày rằm còn với ý nghĩa cầu mong trí tuệ của họ luôn thông suốt, cũng như quét sach những xấu xa trong tâm trí của mình.

Chính vì thế, nên ngày mồng một và rằm hằng tháng, chính là thời điểm hợp lý nhất để các gia chủ tiến hành cúng và khấn Gia thần tổ tiên của mình, để có thể đẩy lùi được những dục vọng thấp hèn, để từ đó dễ dàng đón nhận được những mong ước, tình cảm từ con cháu của mình.

Các nghi thức cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm

Khi cúng gia tiên thì trọng tâm cúng thần thức của người đã khuất khi trở về cảnh giới an lạc. Người ta gọi đây là “âm siêu dương thái”. Nghi thức cúng gia tiên để đạt được những kết quả viên mãn là:

  • Tình vật, tịnh tài và tịnh tâm nên mọi thứ dâng cúng đều phải trong sạch. Các gia chủ nên phải ghi nhớ không được cúng tiền giả, hoặc những đồng tiền có nguồn gốc bất lương, cũng như những thực phẩm có mùi tanh hôi.

  • Cúng cần có sự nôi dưỡng, hoặc phóng sinh để có thể hiện được tấm chân tình cũng như lòng từ bi của chính gia chủ, để có thể tránh được những tai họa mà từ qúa khứ gây nên.

  • Không giải hạn bằng bùa ngải, bởi không thể dùng người khác thay thế mình, chỉ có mình mới có khả năng giải trừ các tai ách. Bất luận nguyên nhân nào cũng có nhân – quả.

  • Đọc văn khấn gia tiên với lòng thành cao cả, nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình, bản thân và có thể là cả xã hội.

Bài cúng Gia Tiên ở ngày mồng 1 và ngày Rằm hằng tháng

Sau đây là bài văn khấn khi cũng Gia Thần và tổ tiên trong ngày mồng 1 và ngày rằm hàng tháng, mà các gia chủ nên sử dụng:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…………………… Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Với những ý nghĩ cũng như thông tin mà bài viết: Bài văn cúng khấn gia tiên ở ngày mồng 1 và ngày Rằm chia sẻ, thì các gia chủ đã hiểu được tầm quan trọng cũng như mục địch mà ông cha ta luôn quy trì nghi thức này cho đến đời con cháu sau này.

0/5 (0 Reviews)

About SEO Mr.Cường

Check Also

Văn khấn phủ Tây Hồ

Bài Văn Khấn Cúng Lễ Đổ Bê Tông (Cất nóc), Lợp Mái

Một ngôi nhà từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn thành được phân chia …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *