1900 636 815

Thứ Tư , Tháng Ba 26 2025
Home / Bài Cúng & Văn Khấn / Bài cúng cô hồn

Bài cúng cô hồn

Trong nền văn hóa tâm linh của người Việt Nam, thì việc bái cúng là tục lệ không thể thiếu. Và đặc biệt, một trong những lễ cúng mà cứ hễ đến tháng 7 là nhà nhà đều tiến hành chính là cúng cô hồn. Tuy vẫn nắm rõ về thông lệ cúng kiếng, nhưng vẫn không ít người vẫn thường băn khoăn đối với việc chọn ngày giờ cho lễ cúng này. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ làm rõ vấn đề: Bài cúng cô hồn như thế nào, vào lúc mấy giờ, ngày nào? mà nhiều người vẫn đang thắc mắc.

Bài cúng cô hồn
Bài cúng cô hồn

>> Xem thêm : Bài khấn cúng chúng sinh như thế nào, cúng vào giờ ngày tháng nào

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng: Tại sao người ta lại chọn tháng bảy là tháng cô hồn mà không phải là tháng nào khác hay không?

  • Theo lý giải của dân gian, điều này bắt nguồn từ Trung Quốc, theo đó chúng bắt nguồn từ việc cho Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Từ đó, những người trần gian phải tiến hành cúng kiếng những đò cúng như: cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Có những nơi, người ta gọi quỷ đói là “anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ đói này. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch.
  • Ớ nước ta, việc bài cũng cô hồn đượ coi là tín ngưỡng bất di bất dịch và được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi người Việt cho rằng, con người chúng ta luôn tồn tại hai phần là xác và hồn. Khi mất đi, phần linh hồn vẫn còn tồn tại, thì có những người có thể đầu thai thành kiếp khác, những có những người bị đầy xuống 18 tầng địa ngục, hay làm quỷ đói từ đó quấy nhiều trần thế.
  • Chính vì vậy, cứ theo thông lệ trước kia cứ đến tháng 7 hằng năm thì người Việt sẽ tiến hành cúng kiến cô hồn và thường kéo dài trong vòng 1 tháng, đồng thời theo từng vùng miền mà có khoảng thời gian ngắn dài khác nhau. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đêm lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Cúng cô hồn vào lúc mấy giờ, ngày nào ?

  • Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt chúng ta, thì thời gian diễn ra cúng cô hồn sẽ rơi vào tháng 7.
  • Còn theo quan niệm của Phật giáo, thì tháng 7 chính là mùa báo hiếu với cha mẹ – Lễ Vu Lan.
  • Về tín ngưỡng cúng rằm tháng 7, theo Đại đức Kiên, tục lệ này bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian, trong khoảng thời gian từ mùng 2/7 đến sau 12/7 âm lịch hàng năm.
  • Theo thông lễ của nhiều nơi hoặc trong các chùa chiền, thì lễ cúng cô hồn thường rơi vào buổi chiều tối và tối hẳn, bởi theo quan niệm của người xưa thì vào ban ngày ánh nắng sẽ khiến các vong hồn bị suy yếu và khi ánh nắng tắt dần những vong linh này mới bắt đầu tụ tập lại được. Chính vì vậy, lễ cúng cô hồn nên tiến hành vào những buổi chiều tối hoặc tối, thì những cô hồn mới có thể dễ dàng nhận được những lễ cúng từ các gia chủ.

Cúng cô hồn như thế nào? Cần chuẩn bị những gì?

Trong lễ cúng cô hồn, thì bạn cần phải chuẩn bị những vật dụng và đồ cúng như sau:

  1. Muối gạo (1 đĩa
  2. Cháo trắng nấu loãng ( 12 chén nhỏ ), hay là cơm vắt : 3 vắt
  3. 12 cục đường thẻ
  4. Quần áo giấy, tiền vàng bạc
  5. Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm)
  6. Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)
  7. Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc
  8. Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)
  9. Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ

Bài cúng cô hồn như thế nào ?

Và một trong những thứ không thể thiếu của lễ cúng cô hồn chính là bài cúng cô hồn. Dưới đây là nội dung mẫu mà các gia chủ nên tham khảo và tiến hành:

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày……tháng……năm………………(Âm lịch).

Con tên là:…………………..tuổi……………….Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………,tỉnh (Tp):…………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày , kẻ lớn, người nhỏ , thập loại cô hồn, các Đảng ,âm binh ngoài đường , ngoài xá, hửu danh vô vị, hửu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Những điều kiêng kỵ không nên làm trong tháng cô hồn

Trong tháng cô hồn, có những điều kiêng kỵ mà bạn nên tránh nếu không sẽ mang lại những điềm xấu và rủi ro. Cụ thể như sau:

  1. Không đi chơi đêm
  2. Không ăn vụng đồ cúng
  3. Không treo chuông gió ở đầu giường
  4. Không phơi quần áo vào ban đêm
  5. Không tùy tiện đốt tiền vàng, vàng mã…
  6. Không đứng gần cây đa, cây đề
  7. Không nhổ lông chân…..

Hy vọng rằng, sau khi tham khảo nội dung của bài viết trên đây, thì bạn đã có cho mình kinh nghiệm  trong vấn đề: Bài cúng cô hồn như thế nào, vào lúc mấy giờ, ngày nào ? cũng như tránh được những điều kiêng kỵ, không tốt khi đến tháng cô hồn.

0/5 (0 Reviews)

About SEO Mr.Cường

Check Also

Văn khấn phủ Tây Hồ

Bài Văn Khấn Cúng Lễ Đổ Bê Tông (Cất nóc), Lợp Mái

Một ngôi nhà từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn thành được phân chia …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *